NOI kết hợp với Ngân hàng số TNEX mang đến cho bạn những bài viết về kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân để khám phá cách chúng ta có thể điều hướng tình yêu và tiền bạc.

Thành thật mà nói, tôi không nên là người đưa ra bất cứ lời khuyên nào về cách thảo luận chuyện tiền bạc khi kết hôn. Khi nghiên cứu cho bài viết này, tôi đã nhận ra rằng mình thật ra đang không làm đúng. Nhưng giờ thì tôi đã biết rồi. Chiến thuật của tôi đã luôn là tránh nói về chủ đề này. Tiền bạc khiến tôi sợ hãi. Tôi cảm thấy mình xử lí chuyện tiền bạc rất tệ và tôi rất sợ khi không có đủ tiền. Đáng buồn là tôi thường chọn lảng tránh suy nghĩ về nó hơn là giải quyết vấn đề.
Điều kì lạ là, nếu một người bạn tìm đến tôi để chia sẻ cảm giác bất an của cô ấy về tiền, tôi sẽ ngay lập tức nói với cô ấy: tiền là sức mạnh và phụ nữ chúng ta đã bị thuyết phục rằng chúng ta không giỏi quản lí tiền bạc. Tôi sẽ rất hăng say chỉ ra rằng đó chỉ là một lời nói dối và thực ra chúng ta đủ sáng suốt chuyện tiền bạc. Tôi sẽ nói với cô ấy chúng ta cần phải luôn trong thế kiểm soát tiền của mình, và chúng ta cần phải thay đổi tư duy để bảo vệ tương lai của chính mình.
Giờ hãy nói gì làm nấy thôi!
- Có một tài khoản riêng. Cái này thì tôi làm đúng!
Từ khi còn nhỏ, mẹ tôi luôn khuyến khích tôi tự giữ tiền của mình. Bà từng nói đi nói lại với tôi về những người bạn của bà: li hôn rồi mất tất cả chỉ trong vòng một đêm. Tất nhiên chúng ta đều muốn tin rằng mình sẽ gắn bó với nhau cả đời trong một cuộc hôn nhân, và tôi không nghĩ có ai từng ly hôn lại nghĩ đến chuyện chia tay khi họ nói đồng ý một lời cầu hôn. Nhưng bạn sẽ không bao giờ biết chuyện gì có thể xảy ra. Thế nên ít nhất hãy có một tài khoản riêng và một chút tiền trong đó. Tôi đã kết hôn được 10 năm, và vợ chồng tôi mở một tài khoản chung 2 năm trước. Nhưng kể cả thế tôi vẫn nhận lương bằng tài khoản của mình và tôi sẽ không bao giờ thay đổi việc đó.
- Kiểm tra tiền thường xuyên (Thật lòng thì tôi chỉ làm việc này khi tôi biết vợ chồng tôi có tiền. Đừng làm như tôi!)
Theo như Ellevest, đầu tiên, chúng ta nên quan sát xem tài khoản của mình đang như thế nào. Hãy lấy những báo cáo gần nhất về tài khoản vãng lai và tài khoản tiết kiệm, bất cứ số nợ nào bạn vay, và cả tài khoản đầu tư (cả riêng và chung). Xem lướt qua một loạt để chắc chắn rằng không có gì bất thường và không có bất cứ lỗi nào.
- Tạo một quỹ chi tiêu chung (Vợ chồng tôi có một quỹ chi tiêu, nhưng nó để theo dõi dòng tiền của chúng tôi hơn là để lên kế hoạch tài chính. Điều này cần phải thay đổi)
Nó không cần phải quá chi tiết nếu đó không phải là cách bạn hay làm, nhưng mục đích chính là để đảm bảo rằng bạn đang không tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm và khoản chi tiêu của mỗi người đang ổn với cả hai.
Nếu hai bạn đã có sẵn một quỹ chi tiêu rồi, kiểm tra xem tháng trước bạn đã tiêu thế nào. Bạn có cần phải thay đổi ở khoản nào không? Có lẽ bạn đang không tiêu hết ngân sách cho tạp hóa, hoặc có lẽ bạn đang dần hết tiền. Có bất cứ khoản chi tiêu bất ngờ nào bạn không tiêu được bây giờ nhưng có thể lên kế hoạch trong tương lai không? Có khoản dư nào mà bạn có thể đặt mục tiêu không?
- Quyết định dựa vào mục tiêu chung và lên kế hoạch đạt được chúng (với tôi ngay bâu giờ là: làm thế nào để vợ chồng có thể đóng học cho 3 con và nghỉ hưu một ngày nào đó, chẳng hạn thế)
Trước tiên, nếu hai bạn chưa có mục tiêu chung, bạn sẽ muốn xem liệu hai người có thống nhất về những mục tiêu, sau đó lên một kế hoạch để đạt được chúng. Nếu bạn đã có sẵn một kế hoạch, hãy kiểm tra xem nó đang diễn tiến thế nào. Dù cuộc trò chuyện chuyện dẫn bạn đến đâu hay kế hoạch tài chính của bạn trông như thế nào, chìa khóa luôn là: trò chuyện, trò chuyện và đặt thật nhiều câu hỏi
Bạn chưa biết bắt đầu từ đầu? Hãy sử dụng 10 câu hỏi dưới đây mà Mina Chung (từ Money with Mina) khuyên mọi cặp đôi nên hỏi nhau:
1. Anh/em nghĩ thế nào về việc cho ba mẹ, họ hàng mượn tiền khi cần?
2. Anh/em đã dành dụm được bao nhiêu tiền và nợ bao nhiêu vào lúc này?
3. Anh/em thích đầu tư sinh lời cao hay tích lũy an toàn, ổn định?
4. Anh/em là người tiết kiệm hay thích tự thưởng bản thân? Trong khuôn khổ tài chính cho phép, chúng ta làm thế nào để vừa dung hòa niềm vui của cả hai, vừa xài tiền thông minh?
5. Anh/em nghĩ thế nào nếu cả hai cùng quản lý tài chính? Với mục tiêu chung đề ra, mỗi bên nên đóng góp như thế nào?
6. Anh/em có ngân sách chi tiêu cá nhân không? Chúng ta có thể chia sẻ với nhau được không?
7. Nếu một trong hai người mất việc hay muốn nghỉ làm 1-2 năm cho dự định riêng, người còn lại có sẵn lòng hỗ trợ?
8. Các hóa đơn hàng tháng sẽ được trả như thế nào? Ai là người trả?
9. Mơ ước của hai người là gì, và tài chính đóng vai trò gì trong việc chinh phục ước mơ?
10. Trong trường hợp chúng ta có con, quỹ chung dành cho con được thực hiện như thế nào?
75% phụ nữ giao phó chuyện quản lí tiền bạc cho bạn đời lâm vào cú sốc tài chính sau khi ly hôn hoặc mất chồng.
Tham gia tích cực vào chuyện tài chính chung không có nghĩa là bạn phải trở thành một quản lý quỹ phòng hộ; chỉ cần bắt đầu bằng việc để mắt đến nó đã là một khởi đầu hoàn hảo rồi. Và nó sẽ tốt cho cuộc hôn nhân của bạn. 78% cặp đôi thảo luận về tiền bạc hàng tuần nói rằng họ hạnh phúc, nhưng chỉ 60% cặp đôi bàn luận về tiền vài tháng một lần cho thấy điều tương tự.
Vì thế, hãy giữ những cuộc trò chuyện như thế. Tôi cũng muốn luôn vui vẻ bên người chồng yêu quý của mình, nên tôi hứa cũng sẽ bắt đầu làm thế. Còn giờ tôi phải đi và lên kế hoạch cho một buổi hẹn và hỏi chồng tôi 10 câu hỏi rất thú vị mà tôi đã đọc được ở đâu đó, đâu nhỉ?…Hum Tôi không nhớ nữa ^^