NOI kết hợp với Ngân hàng số TNEX mang đến cho bạn những bài viết về kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân để khám phá cách chúng ta có thể điều hướng tình yêu và tiền bạc.

CHÚNG TÔI BẮT ĐẦU NÓI CHUYỆN VỀ TIỀN BẠC TRONG MỐI QUAN HỆ CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?
Tiền là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống và nó ảnh hưởng đến gần như mọi khía cạnh trong các mối quan hệ của chúng ta, từ cách chúng ta dành thời gian cho nhau đến các kế hoạch và mục tiêu trong tương lai. Bất chấp tầm quan trọng của nó, nhiều cặp đôi vẫn gặp khó khăn khi nói về tiền bạc và điều này có thể dẫn đến những hiểu lầm không đáng có.
Nói về tiền bạc sớm và thường xuyên sẽ tốt hơn cho mối quan hệ của bạn. Bằng cách trò chuyện cởi mở và trung thực về tiền bạc, bạn có thể xây dựng lòng tin, thúc đẩy giao tiếp và duy trì một mối quan hệ lành mạnh.
Khi tôi bắt đầu hẹn hò, thật sự rất nhiều ngại ngùng và thời gian cho đến khi chúng tôi có thể ngồi xuống và nói chuyện về tiền. Chính tôi cũng lo lắng rằng, đem một chủ đề mà cả hai lúc đó còn cho rằng khá nhạy cảm, có thể gây ra nhiều bất đồng. Việc thảo luận về tiền bạc trong một mối quan hệ có thể khó khăn vì nhiều lý do:
- Niềm tin và thái độ cá nhân đối với tiền bạc: Mỗi người có thái độ và niềm tin khác nhau về tiền bạc, điều này có thể dẫn đến những bất đồng và xung đột trong một mối quan hệ.
- Thiếu hiểu biết về tài chính: Một hoặc cả hai đối tác có thể không hiểu rõ về mục tiêu tài chính của họ, hoặc không có hiểu biết cơ bản về quản lý tài chính khiến việc trò chuyện về tiền bạc trở nên khó khăn.
- Đặt cảm xúc trong chuyện tiền bạc: Tiền bạc có thể là một chủ đề nhạy cảm đối với nhiều người và việc thảo luận về tiền bạc có thể mang lại những cảm xúc từ trải nghiệm trong quá khứ.
- Sợ bị phán xét: Một số người có thể cảm thấy xấu hổ hoặc xấu hổ về tình hình tài chính của mình và sợ bị đối tác phán xét nếu họ tiết lộ sự thật về thu nhập của họ.
- Mất cân bằng quyền lực: Khi một đối tác có nhiều quyền kiểm soát hơn về tài chính, có thể khó có một cuộc trò chuyện bình đẳng và cởi mở về tiền bạc.
- Lo ngại về quyền riêng tư: Một số người có thể cảm thấy không thoải mái khi chia sẻ thông tin tài chính cá nhân với đối tác của họ, dẫn đến khó có một cuộc trò chuyện cởi mở về tiền bạc.
Nhưng nếu hai bạn vì những trở ngại này mà tiếp tục tránh né nói về chuyện tiền bạc, thì những vấn đề lớn khác có thể xảy ra về sau.
Vì vậy, một ngày kia, tôi đã quyết định ngồi xuống, bắt đầu từ những câu chuyện nhỏ, từng chút một về tiền bạc với đối tác của mình. Ban đầu, thật sự không dễ dàng gì, nhưng chỉ bằng cách chia sẻ về những thói quen chi tiêu như cách chúng tôi dành phần lớn thu nhập của mình cho vấn đề gì, hay thậm chí là dẫn nhau đi siêu thị để quan sát cách cả hai lựa chọn và ra quyết định về món đồ mình sẽ chọn, khiến cả hai bắt đầu hiểu rõ hơn về quan điểm của nhau. Dần dần chúng tôi nói về thu nhập, ngoài cả những khoản lương chính thức, cách cả hai tìm kiếm thêm những cơ hội kiếm thêm khác, và nâng cao nhất, chính là chia sẻ cả những khoản nợ còn tồn đọng.
Phải thừa nhận rằng, rất khó để hai người cùng đứng trên một quan điểm về tiền bạc. Đó là một chủ đề vừa nhạy cảm, nhưng cũng cần thật lý trí. Nhưng mục tiêu của những buổi trò chuyện này là để xem cả hai đang nhìn nó dưới phương diện nào. Khi bạn đã quen nhau đủ lâu để đủ hiểu nhau, thì nói chuyện tiền bạc không nhất thiết phải là một cuộc trò chuyện quá nghiêm túc và to tát.
Chúng tôi dần đem chuyện tiền bạc vào các cuộc trò chuyện hàng ngày, hiểu các ưu tiên về tài chính của nhau. Khi bắt đầu mở một tài khoản tích lũy, tôi đã thành thật chia sẻ với bạn trai rằng tôi sẽ trích lương mỗi tháng của mình để đưa vào đó, đồng nghĩa với việc tôi sẽ siết chặt chi tiêu, thậm chí là có thể giảm tần suất của những chuyến bay hay du lịch để gặp nhau vì chúng tôi đang yêu xa. Hay khi anh ấy đang nghĩ đến chuyện đàm phán với cấp trên để xin tăng lương, chúng tôi cũng cùng nghĩ và đưa cho nhau những lời khuyên thiết thực nhất.
Nhưng khi qua đến những chủ đề lớn hơn như chi phí cho đám cưới, hay việc mua nhà cửa, hay cách chúng tôi cùng tạo tài khoản chung cho cuộc sống sau này, nó có thể trở nên nghiêm trọng hơn một chút. Đó là lúc bạn cần ngồi xuống và đào sâu hơn về góc nhìn của nhau. Sau đây là một số mẹo để các cặp đôi bắt đầu nói về tiền bạc trong mối quan hệ của mình:
- Dành một khoảng thời gian và không gian riêng để có một cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực về tiền bạc: Hãy sắp xếp thời gian để có một cuộc thảo luận bình tĩnh và trung thực về tài chính của cả hai, gạt bỏ những phiền nhiễu sang một bên và chuẩn bị một thái độ tích cực.
- Thiết lập các mục tiêu chung: Cùng về các mục tiêu tài chính dài hạn của mỗi người và tìm điểm chung, xem xét việc tạo một ngân sách chung để cùng nhau hướng tới các mục tiêu chung của cả hai.
- Hãy minh bạch: Chia sẻ lịch sử tài chính, thu nhập hiện tại, các khoản nợ và thói quen chi tiêu của bạn với đối tác của bạn.
- Tôn trọng quan điểm của nhau: Thừa nhận rằng mọi người đều có quan điểm khác nhau về tiền bạc và cố gắng hiểu quan điểm của đối tác của bạn.
- Làm việc cùng nhau: Cộng tác trong các quyết định tài chính và tìm ra sự thỏa hiệp có lợi cho cả hai bạn.
- Cập nhật thường xuyên: Lên lịch mỗi tháng hoặc quý để cùng ngồi xuống và xem xét tài chính của hai bạn cũng như kiểm tra tiến trình đạt được các mục tiêu tài chính đã đề ra.
- Tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài: Nếu cần, hãy cân nhắc tìm kiếm sự trợ giúp từ cố vấn tài chính để giúp điều phối cuộc trò chuyện và đưa ra những lời khuyên khách quan.
Cuộc trò chuyện này có thể không dễ dàng gì, nhưng những cố gắng mỗi ngày để biến những câu chuyện tiền bạc trở nên đời thường hơn. Thời điểm ban đầu có thể không thoải mái, nhưng những lợi ích nó đem lại sau này là hoàn toàn xứng đáng. Hãy tiếp cận cuộc trò chuyện với sự cởi mở, trung thực, và đầy thấu thiểu. Đồng thời, sẵn sàng tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài nếu thấy cần thiết. Hãy nhớ rằng, bạn xứng đáng có một mối quan hệ mà tiền bạc không phải là nguồn gốc của những xung đột và tranh cãi, mà là công cụ để cùng xây dựng một mối quan hệ lành mạnh và cuộc sống viên mãn về sau.