Tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động ở Việt Nam dù vô cùng ấn tượng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khoảng cách chênh lệch. Nhiều người vẫn quan niệm rằng nam giới nên làm giám đốc và rất nhiều phụ nữ Việt Nam làm chủ các doanh nghiệp lớn vẫn còn bị hạn chế trong việc xây dựng lòng tin và không có nhiều cơ hội phát triển quan hệ so với nam giới.
Trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ chức vụ quản lý cấp cao ở các nước Châu Á, Việt Nam là quốc gia đứng vị trí thứ hai. Tuy nhiên, số lượng phụ nữ làm công việc công nhân với mức thu nhập thấp trong các môi trường độc hại vẫn ngày càng gia tăng.
Ở một số nơi, như đồng bằng Sông Cửu Long, phụ nữ đã bắt đầu kiếm nhiều tiền hơn nam giới, nhưng nếu xét về các công việc ở cấp quản lý thì thu nhập của họ vẫn thấp hơn những người đồng nghiệp nam đến 12%.
Trách nhiệm chăm lo cho gia đình là của phụ nữ – Quan niệm này đã ăn sâu vào một bộ phận người Việt Nam, trong đó có cả nữ giới. Rất nhiều phụ nữ đã tiếp thu sâu sắc hệ tư tưởng này, và nhiều khi không ngại xem nhẹ sức khỏe của bản thân và từ chối những cơ hội thăng tiến trong công việc để có thể chăm sóc chồng con.
Cộng đồng NOI của chúng ta nghĩ sao về chủ đề này? Mọi người có bao giờ cảm thấy việc là phụ nữ gây ảnh hưởng đến công việc không? Có bao giờ mọi người không muốn được thăng chức để có thể chăm sóc cho gia đình không? Mọi người có cảm thấy mình bị trả lương thấp hơn so với nam giới không? Ngày hôm nay hãy cùng tìm hiểu chia sẻ về trải nghiệm là một người phụ nữ Việt Nam ở chốn công sở thông qua khảo sát của NOI nhé.
1. Khoảng cách lương
Khoảng cách lương theo giới là một dữ liệu tế nhị
Như đã chia sẻ, 56% người trả lời chưa bao giờ cảm thấy mình bị trả lương ít hơn vì giới tính, và 44% còn lại thì đã từng bị trả lương ít hơn vì giới tính. Không còn nghi ngờ gì nữa, tất cả chúng ta đều một lần trong đời có nguy cơ đối mặt với hiện trạng này.
Nhưng chúng ta có dễ nhận ra khoảng cách lương theo giới không?

Đa số người trả lời khảo sát tỏ ra e dè khi chia sẻ với bạn bè về số tiền mình kiếm được, vì phải có đến tổng cộng 59% hầu như chưa bao giờ chia sẻ về lương với các bạn của mình. Và rồi khi ta không tâm sự nhiều về chuyện đó thì sẽ là một cản trở để các chị em nhận thức được rằng đâu là mức lương xứng đáng cho công việc của mình và áp dụng với cả bạn bè của mình.

96% người được khảo sát đã từng làm việc tại các công ty mà mức lương được giữ bảo mật

Câu chuyện tiền lương hiếm khi nào được đem ra bàn tán, các nhà tuyển dụng thường không chia sẻ nhiều về mức lương, và khảo sát lương không thể bao quát hết các ngành nghề kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ lẻ, thế nên rất khó để chúng ta biết được công việc mình làm có được trả lương xứng đáng hay không. Hơn thế nữa, cùng là một công việc nhưng không có nhiều người may mắn được làm việc cho các công ty lớn, thế nên rất nhiều người sẽ dễ dàng cảm thấy công việc của mình được trả lương như vậy là hợp lý. Nếu không bàn về chuyện này, và cũng không có cơ hội tiếp cận được với những thông tin mang tính trung lập về lương thì sao chúng ta có thể biết được đây chính là mức lương tương xứng?
Và có lẽ nguyên do đã đẩy các chị em rơi vào nguy cơ bị trả lương thấp hơn chính là việc ta chưa từng ngồi xuống để đàm phán về lương của mình.

54% hầu như chưa bao giờ đàm phán về mức lương của mình, và nếu tính cả người trả lời thỉnh thoảng mới dám đàm phán thì chúng ta có 82% những người thà lựa chọn công việc mới thay vì thử đàm phán về lương. Có lẽ vì thế rất nhiều phụ nữ đã trở thành nạn nhân của
“Ask Gap” (“Khoảng cách Hỏi”)*.
Nhưng tại sao? Có thể tham vọng không đủ lớn đã khiến cho phụ nữ chúng ta do dự khi đàm phán lương.
*“Ask Gap” (“Khoảng cách Hỏi”): sự khác biệt giữa hai giới về việc bản thân có cảm thấy thoải mái trong quá trình đàm phán. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng trung bình nữ giới đàm phán lương ít hơn 6% so với nam giới, từ đó sinh ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống sau này. Hãy bắt đòi hỏi mức lương xứng đáng cho bạn!)
2. Lãnh đạo
Bạn biết mình muốn gì! Những bạn nằm trong số 61% đã chia sẻ rằng bản thân dành phần lớn thời gian để phát huy tối đa vị trí công việc của mình thì chính là những cô nàng năng động, đầy nhiệt huyết với khát khao trở thành lãnh đạo, dù chỉ có 2% là không muốn chọn con đường thăng tiến.

Không áp dụng cho tất cả các vị trí, công ty và chế độ làm việc.
39,4% gần như đã nói không với chiếc ghế lãnh đạo.


3. Nghỉ thai sản
Đời sống hôn nhân có tác động như thế nào đến công việc của phụ nữ? Nghỉ thai sản thường được đề cập là yếu tố then chốt của bất bình đẳng giới tại nơi làm việc, và chúng tôi quan tâm đến dự định về con cái và sự nghiệp của bạn.

80% nghĩ rằng nghỉ thai sản có thể tác động đến sự nghiệp của mình. 49% chia sẻ rằng tác động này có thể xảy ra nhưng không kéo dài lâu, và 31% tin chắc rằng dù thế nào đi chăng nữa, sự nghiệp của họ vẫn sẽ bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
Có tới 71% muốn rút ngắn kỳ thai sản để bảo vệ sự nghiệp của mình.

Tiền bạc có vẻ là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến nguyện vọng muốn rút ngắn kỳ nghỉ thai sản, vì 71% bộc lộ rằng đó có thể là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định rút ngắn kỳ thai sản của bản thân.

Vậy chúng ta có thể làm gì? Về phía người bạn đời, bạn nghĩ sao về việc đề xuất họ tham gia vào kỳ nghỉ thai sản dành cho nam? Bạn có thể thuyết phục họ rằng đây có thể là một cách giúp giảm thiểu bất bình đẳng giới tại nơi làm việc.

96% cho rằng nghỉ thai sản dành cho nam có thể tác động đến việc giảm thiểu bất bình đẳng giới, và thậm chí 55% đã cho rằng đây là một quyết định mang tính trọng đại.




CÁC BÍ KÍP: Làm sao để biết chắc rằng đây là mức lương tương xứng?
Xác định rõ mức lương mình mong muốn dựa vào những yếu tố như ngành nghề, kỹ năng của bản thân, và kinh nghiệm làm việc – rồi tính đến yếu tố khoảng cách lương (hoặc tự đặt ra những câu hỏi về điều gì giúp cho các chị em thoải mái, dù hiểu rằng sẽ phải hạ thấp bản thân)
Hãy hỏi bộ phận nhân sự thật nhiều câu hỏi khi bàn về những kỳ vọng của mình với mức lương: trong mắt họ, bình đẳng lương là như thế nào?
Lắng nghe người đàn ông của đời mình chia sẻ về mức lương của họ, hay hỏi về công việc của họ.